background
    BLOG
    Tháng Một 10, 2024

    KinhMatAnna

    Mắt lác là gì? Nguyên nhân và Cách kiểm tra mắt lác đơn giản

    Mắt lác là gì? Nguyên nhân bị lác mắt là do đâu? Dấu hiệu nhận biết mắt bị lác? Cách kiểm tra mắt lác? Hãy cùng Kính mắt Anna tìm ra câu trả lời qua bài viết này nhé!

    Mắt lác là gì?

    Mắt lác hay mắt lé là loại lý về mắt, biểu hiện là hai mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo hai hướng khác nhau. Dựa vào hướng mắt bị lệch mà mắt lác được phân loại thành mắt lác ngoài, mắt lác trong, mắt lác trên, mắt lác dưới. Theo nghiên cứu năm 2020, có khoảng 2 – 3 triệu người Việt Nam bị mắt lác. 

    Mắt lác là gì?
    Mắt lác là gì?

    Mắt người có 6 nhóm cơ vận nhãn điều khiển hoạt động của nhãn cầu. Trong đó có 4 cơ thẳng là cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài và 2 cơ chéo là cơ chéo bé, cơ chéo lớn. 6 nhóm cơ này giúp mắt có thể di chuyển sang bên phải, bên trái, lên trên, xuống dưới và xoay nhãn cầu. Để hai mắt có thể cùng nhìn vào một điểm, tất cả 6 nhóm cơ ở mỗi mắt phải hoạt động đồng thời và phối hợp nhịp nhàng với nhau.

    Mắt lác có thể gặp phải ở một hoặc cả hai mắt
    Mắt lác có thể gặp phải ở một hoặc cả hai mắt

    Mắt lác có thể gặp phải ở một hoặc cả hai mắt, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo thời gian, mắt bị lác sẽ yếu dần và nếu không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ dần mất thị lực. 

    Nguyên nhân bị lác mắt

    Nguyên nhân bị lác mắt hay bị lé mắt là do sự phối hợp không nhịp nhàng của các cơ vận nhãn. Mọi vận động của nhãn cầu đều do 6 cơ vận nhãn điều khiển. Nếu xảy ra sự cố tại một hoặc nhiều cơ vận nhãn sẽ khiến chúng phối hợp không còn nhịp nhàng và ăn ý như bình thường. 

    Vì thế mà khi mắt đã bị lác thì dù có cố gắng tập trung nhìn một điểm thì hai mắt cũng vẫn sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau.

    Các cơ vận nhãn
    Các cơ vận nhãn

    Tình trạng lác mắt có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nguyên nhân trẻ bị lác mắt chủ yếu là do bẩm sinh hoặc bị ảnh hưởng do bệnh lý khác ở mắt. Còn với người lớn, nguyên nhân lác mắt chủ yếu là do biến chứng của bệnh lý ở mắt hoặc bệnh lý khác như: Đột quỵ, đái tháo đường, chấn thương ở mắt,…

    Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắt lác, đó là:

    • Mắc tật khúc xạ
    • Các bệnh lý liên quan bao gồm đái tháo đường
    • Tiền sử gia đình
    • Chấn thương
    Những chấn thương vùng đầu, mắt có thể là nguyên nhân gây lác mắt
    Những chấn thương vùng đầu, mắt có thể là nguyên nhân gây lác mắt
    • Đột quỵ
    • Hội chứng Down
    • Bại não
    • Não úng thủy
    • U não
    • Trẻ sinh non

    Lác mắt được phân loại như nào?

    Mắt lác có thể được phân loại theo hướng lệch của cơ vận nhãn hoặc theo tình trạng đặc trưng của mắt. 

    Phân loại mắt lác theo hướng lệch

    Tùy vào hướng lệch của cơ vận nhãn, các chuyên gia nhãn khoa chia tình trạng lác mắt thành 4 loại như sau:

    Phân loại mắt lác theo hướng lệch
    Phân loại mắt lác theo hướng lệch
    • Lác trong: Mắt bị lệch vào trong.
    • Lác ngoài: Mắt bị lệch ra ngoài.
    • Lác trên: Mắt bị lệch lên trên.
    • Lác dưới: Mắt bị lệch xuống dưới.

    Phân loại mắt lác theo tình trạng đặc trưng của mắt

    Tùy theo tình trạng đặc trưng của mắt, các chuyên gia nhãn khoa chia mắt lác thành 2 loại là:

    • Lác cơ năng hay còn gọi là lác đồng hành: Tình trạng mắt lác cơ năng thường gặp ở trẻ em. Đặc trưng là mắt bị lác luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành.
    • Lác liệt hay còn gọi là lác bất đồng hành: Tình trạng lác liệt lại phổ biến ở người lớn với đặc trưng là cơ vận nhãn bị liệt gây hạn chế vận động của nhãn cầu.

    Dấu hiệu nhận biết người mắt lác

    Cách kiểm tra mắt lác khá đơn giản, chỉ cần nhìn vào gương hoặc nhờ người quan sát hộ, ếu thấy hai mắt bị lệch thì là bạn đang bị mắt lác. Bên cạnh đó, người bị mắt lác thường kèm theo các dấu hiệu nhận biết khác như: 

    Cách kiểm tra mắt lác
    Cách kiểm tra mắt lác
    • Mỏi mắt, nhức mắt thường xuyên, khả năng nhìn tập trung kém.
    • Thị lực hai bên mắt không đều. Che một bên mắt để nhìn và tiếp tục thử với bên còn lại để kiểm tra xem hai mắt có nhìn rõ như nhau không. Thông thường mắt bị lác sẽ có thị lực kém hơn. 
    • Khi tập trung quan sát thì người bị mắt lác thường phải nghiêng đầu, nheo mắt để nhìn rõ hơn.
    • Hay bị vấp té, hoạt động vận động thường thiếu độ chính xác. 
    • Xuất hiện tình trạng song thị ở những người đã có chức năng thị giác hoàn thiện nhưng bị lác đột ngột.

    Lưu ý: Các biểu hiện chủ quan được liệt kê ở trên chỉ phát hiện được ở những bệnh nhân bị lác mắt thông thường. Với trường hợp bị lác ẩn, bệnh nhân cần đi khám mắt bởi bác sĩ chuyên khoa mới có thể phát hiện được.

    Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường chưa tự nhận biết được vấn đề thị giác của bản thân, cha mẹ cần để ý xem trẻ có những biểu hiện của mắt lác sau đây không:

    • Bé hay nheo mắt khi nhìn hoặc phải liếc mắt mới nhìn được dù vật ở ngay trước mắt.
    • Quan sát xem hai mắt bé khi nhìn thẳng có đối xứng với nhau không.
    Dấu hiệu nhận biết lác mắt ở trẻ nhỏ
    Dấu hiệu nhận biết lác mắt ở trẻ nhỏ
    • Dùng tay che một bên mắt của bé và làm tương tự với bên còn lại. Cha mẹ hãy quan sát xem khi bỏ tay ra, con ngươi của bé có di chuyển bình thường hay không.

    Nếu có nghi ngờ hay phát hiện các dấu hiệu bé bị lác mắt, cha mẹ hãy đưa con đi khám sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. 

    Theo thống kê, khi can thiệp điều trị lác cho trẻ trước 3 tuổi có tỉ lệ thành công lên tới 92%. Từ giai đoạn 6 – 8 tuổi, tỷ lệ thành công giảm xuống chỉ còn 62%. Càng để lâu khả năng hồi phục của trẻ càng kém.

    Mắt lác có thể gây ảnh hưởng thế nào cho sức khỏe?

    Khi nghĩ tới mắt lác thì gần như tất cả mọi người đều nghĩ đến việc khuôn mặt sẽ mất đi vài phần thẩm mỹ. Điều này có vẻ như không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ nhưng thực tế nó lại khiến cho người bệnh mất đi sự tự tin, thậm chí còn mắc các vấn đề về tâm lý. 

    Tình trạng mắt lác kéo dài mà không được điều trị có thể gây ra tình trạng nhược thị
    Tình trạng mắt lác kéo dài mà không được điều trị có thể gây ra tình trạng nhược thị

    Ban đầu, mắt lác có thể chưa gây ra quá nhiều vấn đề về sức khỏe vì người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn hay gặp khó khăn khi sinh hoạt. Nhưng nếu tình trạng mắt lác kéo dài và không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến thị lực, nghiêm trọng hơn là có thể gây ra tình trạng nhược thị. Đối với trẻ nhỏ, lác mắt kéo dài có thể khiến cho thị lực hai mắt phát triển không đồng đều và có thể kéo theo nhiều bệnh khác về mắt.

    Các phương pháp điều trị mắt lác 

    Mắt lác cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Vì thế để chắc chắn về tình trạng mắt của mình bạn cần thăm khám và có kết quả chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và từng đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, đề xuất phương pháp điều trị cụ thể. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

    • Sử dụng kính có khả năng điều chỉnh cho mắt nhìn thẳng. Cách này được thực hiện cho các bệnh nhân mắt lác do quy tụ điều tiết hoặc bị lắc có đi kèm tật về khúc xạ.
    Luyện tập nhìn thẳng cho người mắt lác
    Luyện tập nhìn thẳng cho người mắt lác
    • Luyện tập cách nhìn thẳng: Cách này được khuyến nghị cho các bệnh nhân lác nhẹ. Thực hiện dùng tay che đi mắt lành và tập dùng mắt lác để nhìn hoặc tập liếc mắt sang hướng ngược với chiều của mắt lác.
    • Sử dụng thuốc Botulinum toxin: Cách này có thể được dùng với người lớn bị liệt cơ vận nhãn.
    • Phẫu thuật: Đây được xem là phương pháp tối ưu cho bệnh nhân có cơ vận nhãn mất cân bằng.

    Xem thêm: Cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà cha mẹ nhất định phải biết

    Cách phòng ngừa mắt lác

    Để phòng ngừa mắt bị lác thì bạn nên chú ý một số vấn đề sau: 

    • Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cha mẹ nên cho trẻ đi khám thị lực định kỳ để bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện sớm các bất thường.
    • Nếu gia đình có người từng bị lác mắt hoặc thị lực kém, cần đưa trẻ em đi khám thị lực sớm. Đồng thời thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường về mắt của trẻ. 
    Khám mắt định kỳ
    Khám mắt định kỳ
    • Những người từng bị chấn thương vùng đầu hay mắt cũng cần được kiểm tra định kỳ.
    • Đối với người có tật khúc xạ hoặc bị tổn thương não, từng đột quỵ, đái tháo đường cần được theo dõi, thăm khám thường xuyên hơn.
    • Tăng cường dinh dưỡng qua qua khẩu phần ăn và các thực phẩm chức năng. Bổ sung các vitamin A, B, C, omega 3 từ cá hồi, ớt chuông, khoai lang, cà rốt, thịt gia cầm,… để đôi mắt luôn khỏe mạnh nhé.
    • Nếu đang phải đeo kính cận hoặc viễn thị thì bạn nên hạn chế nằm nghiêng xem TV hoặc điện thoại, đeo kính bị trễ xuống mũi, đeo kính sai độ cận, quá lạm dụng việc đeo kính,…
    Massage và luyện tập cho mắt khỏe mạnh
    Massage và luyện tập cho mắt khỏe mạnh
    • Bạn nên thực hiện việc massage mắt và tập các bài tập mắt để đôi mắt khỏe hơn, giảm nguy cơ các bệnh về mắt, trong đó có lác mắt. 

    Trên đây, Kính mắt Anna đã cùng bạn tìm hiểu về lác mắt là gì và các thông tin về bệnh mắt lác. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ đôi mắt của mình. Nếu quan tâm đến các sản phẩm mắt kính và gọng kính thì đừng quên liên hệ với kính mắt Anna qua website https://cms.kinhmatanna.com/ hoặc hotline 1900 0359 nhé!

    KinhMatAnna

    Kính mắt Anna là thương hiệu kính mắt lớn được nhiều người biết đến, đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Kính mắt Anna sẽ mang tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về tư vấn chọn kính đẹp và các bệnh về mắt, giúp bạn đọc tự tin lựa chọn cho mình chiếc kính phù hợp nhất

    Bình Luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.