background
    BLOG
    Tháng Chín 06, 2023

    KinhMatAnna

    Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?

    Tăng nhãn áp có phải là cận thị? Liệu hai bệnh này có gây hại đến mắt hay không? Do các bệnh về mắt xuất hiện ngày càng nhiều và nhất là ở con em của mình. Nếu không được chẩn đoán và thông tin rõ ràng rất nhiều người sẽ lầm tưởng tăng nhãn áp là cận thị. Để có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề như tăng nhãn áp và cận thị. Hãy cùng theo dõi bài viết phía dưới của Kính mắt Anna nhé!

    Hiểu sao cho đúng về tăng nhãn áp và cận thị

    Tăng nhãn áp và cận thị là hai bệnh lý thường thấy ở mắt. Mỗi loại bệnh lý đề có những triệu chứng khác nhau. Đồng thời, cách điều trị và mức độ nguy hiểm của hai loại bệnh này đều không giống nhau. 

     

    Hiểu sao cho đúng về tăng nhãn áp và cận thị

    Tăng nhãn áp và cận thị có giống nhau không?

    Bệnh tăng nhãn áp ở hai bên mắt hay còn được biết đến là Glaucoma. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến một số vấn đề về mù lòa trên thế giới. Bệnh này không hề đơn giản như cận thị. Thế nhưng chúng vẫn thường hay bị nhầm lẫn với tật cận thị. Nguyên nhân chính là do mọi người không chú ý đến tăng nhãn áp và bị chậm trễ tiến độ điều trị. Từ đó, mắt bị ảnh hưởng xấu do tác động của bệnh nên đôi mắt ngày càng trở nên yếu hơn.

    Vậy tăng nhãn áp và cận thị có những điểm khác biệt nào? Chúng ta hãy cùng điểm qua các thông tin dưới đây để phát hiện và điều trị sớm nhất nhé.

    Tăng nhãn áp là gì?

    Dấu hiệu nhận biết của bệnh tăng nhãn áp: Áp suất thủy dịch bên trong nhãn cầu tạo ra áp lực. Từ đó, làm tổn thương đến các sợi thần kinh của mắt. Gây ảnh hưởng và suy giảm thị giác của mắt.

    Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mắt tăng nhãn áp: Bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp chủ yếu là do nguyên nhân di truyền hoặc nhiều tác nhân khác. Có thể liệt kê ra nhiều tác nhân như tuổi tác, các chấn thương ở mắt, sử dụng steroid hoặc có tiền sử viêm nhiễm mắt,…

    Tăng nhãn áp là gì?

    Tăng nhãn áp xảy ra do áp suất thủy dịch tạo ra áp lực cho nhãn cầu

    Mức độ nguy hiểm của bệnh: Bệnh nhân bị nhãn áp chèn ép làm tổn thương đến các dây thần kinh thị giác. Đặc biệt, đây là loại bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Có khoảng 40% những người có bệnh sẽ bị mù lòa kho không phát hiện bệnh và điều trị sớm. Điều trị kịp thời chính là yếu tố quan trọng quyết định chuyển biến tốt của căn bệnh này.

    Điều trị bệnh mắt tăng nhãn áp: Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt và thuốc uống. Nếu bệnh nhân cảm thấy tình trạng trở nên tệ hơn có thể thực hiện phẫu thuật. Việc phẫu thuật sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa hoặc làm chậm bớt tiến triển của căn bệnh. Tuy vậy, việc điều trị này sẽ chỉ có hiệu quả khi phát hiện ra sớm.

    Xem ngay: TOP những thực phẩm tốt cho mắt cận thị giúp cải thiện thị lực

    Cận thị là gì?

    Dấu hiệu: Cận thị chính là hiện tượng giác mạc quá cong làm tăng lực khúc xạ của mắt. Một số trường hợp cũng có thể do nhãn cầu quá dài, gây nên các tình trạng giảm thị lực cho những người mắc bệnh. Điều này sẽ gây khó khăn cho người bệnh khi phải nhìn các vật ở xa.

    Nguyên nhân chính dẫn đến cận thị: Cận thị có thể xuất hiện do thói quen sinh hoạt, di truyền, sinh non, thiếu vận động ngoài trời hoặc nhẹ cân khi sinh,…

    Cận thị là gì?

    Cận thị có nhiều nguyên nhân như di truyền, thói quen sống, thiếu vận động,…

    Mức độ nguy hiểm của bệnh: Cận thị ở mắt có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm. Nếu cận thị đã phát triển nhanh chóng và nặng thì có thể gây cho mắt một số biến chứng nguy hiểm.

    Điều trị cận thị: Bạn có thể điều trị cận thị bằng những phương pháp hiện đại như xóa cận hay đeo kính chuyên dụng giúp giảm độ. Hoặc dùng kính cận để có thể cải thiện được thị lực tạm thời.

    Xem ngay: 5 dấu hiệu bị cận nhẹ bạn cần biết và điều trị sớm

    Tăng nhãn áp có phải là cận thị?

    Như đã nói ở trên, tăng nhãn áp và cận thị là hai tình trạng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cận thị cao độ có thể do liên quan đến bệnh cườm nước (Glaucoma) trong thể nhãn áp không cao. Tình trạng này xảy ra do nhiều các cơ chế khác nhau như:

    • Củng mạc bị giãn lồi về đằng sau: Đây là trường hợp bệnh nhân cận thị nặng kéo theo sự căng dãn những lớp võng mạc. Sợi thần kinh sẽ dễ bị tổn thương dưới áp lực nội nhãn tăng.
    • Các độ dày điểm vàng và các lớp sợi thần kinh võng mạc có thể thay đổi khi độ cận tăng cao. Chúng sẽ tạo điều kiện để Glaucoma góc mở phát triển.

    Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi sẽ thường bị cận nặng hơn. Họ có xu hướng dễ dàng bị tăng nhãn áp và mắc phải bệnh Glaucoma hơn trong tương lai.

    Tăng nhãn áp có phải là cận thị?

    Tăng nhãn áp không phải là cận thị

    Chung quy lại, bệnh tăng nhãn áp không phải là bệnh cận thị. Chỉ có chung một điểm là đều xuất hiện ở mắt và gây ảnh hưởng đến thị giác. Nếu bạn cảm thấy có những dấu hiệu bất thường ở mắt, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Kính mắt Anna được nhiều khách hàng biết đến không chỉ bởi kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, đội ngũ nhân viên chất lượng, thiết bị hiện đại mà còn vì các chính sách hỗ trợ khách hàng, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn tùy theo từng thời điểm. Vì vậy nếu bạn đang phân vân không biết nên đến đâu để đo độ cho mắt hoặc được tư vấn về mắt từ các chuyên gia, hãy ghé Kính mắt Anna ngay!

    Kính mắt Anna mong rằng qua bài viết trên, bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi tăng nhãn áp có phải là cận thị hay không? Dù đây là hai tình trạng khác biệt nhau nhưng chúng vẫn có thể gây hại đến đôi mắt. Hãy đến những địa chỉ uy tín để thăm khám và nếu cần, hãy chọn cho mình chiếc gọng kính phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ nhé!

    Xem ngay: Có nên đeo kính cận thường xuyên không? 4 sai lầm cần tránh

    KinhMatAnna

    Kính mắt Anna là thương hiệu kính mắt lớn được nhiều người biết đến, đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Kính mắt Anna sẽ mang tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về tư vấn chọn kính đẹp và các bệnh về mắt, giúp bạn đọc tự tin lựa chọn cho mình chiếc kính phù hợp nhất

    Bình Luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.