background
    BLOG
    Tháng Tám 31, 2023

    KinhMatAnna

    Khi nào thì nên đi đo mắt? Nên đi đo mắt vào lúc nào trong ngày?

    Thời gian đo mắt trong ngày có ảnh hưởng đến kết quả đo. Câu trả lời là có. Vậy nên đi đo mắt vào lúc nào trong ngày để có kết quả chính xác nhất? Hãy cùng Kính mắt Anna tìm câu trả lời cho câu hỏi khi nào thì nên đi đo mắt và nên đi đo mắt vào lúc nào trong ngày tại đây nhé!

    Khi nào thì nên đi đo mắt?

    Thói quen đi khám và đo mắt định kỳ chưa thực sự được phổ biến ở Việt Nam. Vì đa phần người Việt thường chủ quan với những vấn đề về mắt và phần khác là vì lười. Thường mọi người chỉ đi khám và đo mắt khi vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hoặc cơ quan/trường học tổ chức khám sức khỏe tổng quát. 

    Bạn nên đi đo mắt định kỳ 6 tháng 1 lần và khi có các biểu hiện bất thường của mắt
    Bạn nên đi đo mắt định kỳ 6 tháng 1 lần và khi có các biểu hiện bất thường của mắt

    Tuy nhiên, việc đo và khám mắt định kỳ là việc vô cùng quan trọng. Vì thông qua đó bạn có thể phát hiện sớm những bệnh lý và cập nhật độ cận kịp. Nhờ vậy mà bác sĩ sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn điều trị, khắc phục và giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn. 

    Ngoài việc cần đi khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần thì khi có các dấu hiệu sau đây bạn cũng nên đi đo mắt và kiểm tra mắt ngay: 

    Xem ngay: Các bệnh về mắt ở người già và cách chữa trị

    Thường xuyên mọc chắp lẹo

    Nếu bạn thường xuyên bị mọc chắp lẹo ở mắt, đau nhức, khó chịu. Đây có thể là do tuyến bã nhờn ở mắt bị chặn gây ứ đọng dịch tiết. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến ung thư biểu mô tuyến bã nhờn. Vì thế bạn cần đi khám và điều trị sớm.

    Nhìn mờ

    Mắt nhìn mờ, mắt không nhìn rõ những vật ở xa hoặc vật ở gần hoặc cả hai thì khả năng cao là bạn đang mắc tật khúc xạ. Bạn cần đi khám và đo mắt để có phương pháp điều chỉnh sớm. Phương pháp phổ biến nhất đó là sử dụng kính. 

    Nhìn lóa/tầm nhìn đôi

    Nếu bạn gặp tình trạng nhìn vật xung quanh bị loá hoặc tầm nhìn đôi thì khả năng là bạn bị tổn thương mạch máu trong mô võng mạc hoặc đục thuỷ tinh thể. Bạn cần đi khám ngay để xác định chính xác tình trạng bệnh.

    Bạn cần đi khám và đo mắt khi gặp tình trạng nhìn lóa/tầm nhìn đôi
    Bạn cần đi khám và đo mắt khi gặp tình trạng nhìn lóa/tầm nhìn đôi

    Khó nhìn vào ban đêm

    Tình trạng khó nhìn vào ban đêm thường khó bị phát hiện do vào ban đêm ánh sáng thường không đủ để quan sát thì mọi người thường cho rằng đây là việc bình thường, không có gì nghiêm trọng. Nhưng thực tế là nếu bạn nghi ngờ về vấn đề này khi cảm thấy có dấu hiệu nhìn mờ đục hoặc khó nhìn hơn vào ban đêm thì nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh đục thuỷ tinh thể. 

    Xem ngay: Các bệnh về mắt ở trẻ em cha mẹ không nên bỏ qua

    Nhạy cảm với ánh sáng

    Nếu bạn đang ngồi trong bóng râm và nhìn ra khu vực có ánh sáng và cảm thấy đau mắt hay khó chịu và phải một lúc lâu mới thích nghi được với điều này thì đó là do các cơ mống mắt đang có dấu hiệu co giãn suy yếu.Đây có thể là biểu hiện nhạy cảm do nguyên nhân tuổi tác hoặc cũng có thể là do vấn đề về thị lực. Đừng chủ quan và hãy đi khám mắt ngay trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

    Đau mắt, mỏi mắt

    Bạn thường xuyên cảm thấy đau mắt, mỏi mắt khi làm việc hoặc học tập. Đồng thời bạn cảm thấy mắt phải nheo lại nhiều lần thì mới nhìn rõ. Tình trạng này thường xuất hiện với những người mắt phải hoạt động trong thời gian dài, mắt phải điều tiết một cách quá sức, mắt bị căng thẳng. Bạn nên cho mắt nghỉ ngơi và sinh hoạt một cách lành mạnh để mắt hồi phục. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám và đo mắt nếu tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài. 

    Bạn nên đi khám nếu tình trạng đau mắt, mỏi mắt diễn ra thường xuyên 
    Bạn nên đi khám nếu tình trạng đau mắt, mỏi mắt diễn ra thường xuyên

    Nhức đầu thường xuyên

    Mắt được kết nối trực tiếp với hệ thần kinh. Các cơ chế giúp giác mạc tập trung nhìn vào hình ảnh sẽ bắt buộc các cơ trong mắt hoạt động mạnh mẽ hơn. Hệ quả của việc này là tình trạng căng mắt, cùng với đó là trạng thái đau nhức đầu. Nếu thấy đầu bị đau nhức thường xuyên thì bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên

    nhân. 

    Xem ngay: Mắt mờ đột ngột do đâu? Mắt bị mờ đột ngột là bệnh gì?

    Nên đi đo mắt vào lúc nào trong ngày?

    Nên đi đo mắt vào lúc nào trong ngày? Việc đo mắt vào buổi sáng hay buổi tối có ảnh hưởng đến kết quả đo? Đây là câu hỏi, thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia về nhãn khoa thì thời gian đo mắt tốt nhất là vào buổi sáng. Bạn vẫn có thể đi đo mắt vào buổi tối nếu ban ngày bạn bận quá nhiều công việc và không sắp xếp được thời gian. Nhưng sau 1 ngày dài mắt phải hoạt động liên tục, mệt hỏi sẽ có thể dẫn đến sai lệch khi đo.

    Độ chính xác của kết quả đo sẽ phụ thuộc nhiều vào máy móc và chuyên môn của kỹ thuật viên khúc xạ
    Độ chính xác của kết quả đo sẽ phụ thuộc nhiều vào máy móc và chuyên môn của kỹ thuật viên khúc xạ

    Tuy nhiên, mức độ sai lệch sẽ không quá lớn và kết quả đo khám mắt thì không chỉ phụ thuộc vào thời gian đo. Phần nhiều độ chính xác của kết quả đo sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ, kỹ thuật viên khúc xạ và các máy móc thiết bị đo. Vì thế để có kết quả đo chính xác nhất bạn cần chọn một địa chỉ đo mắt uy tín, tin cậy. 

    Trên đây, Kính mắt Anna đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi khi nào thì nên đi đo mắt và nên đi đo mắt vào lúc nào trong ngày. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có lịch đi khám mắt phù hợp nhất. Nếu bạn còn thắc mắc gì hoặc cần tư vấn nhiều hơn thì đừng quên liên hệ qua hotline 1900 0359 để được Kính mắt Anna hỗ trợ nhiệt tình nhé!

    Xem ngay: Mắt dại là gì? Cách khắc phục mắt bị dại

    KinhMatAnna

    Kính mắt Anna là thương hiệu kính mắt lớn được nhiều người biết đến, đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Kính mắt Anna sẽ mang tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về tư vấn chọn kính đẹp và các bệnh về mắt, giúp bạn đọc tự tin lựa chọn cho mình chiếc kính phù hợp nhất

    Bình Luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.