background
    BLOG
    Tháng Tám 27, 2023

    KinhMatAnna

    [Giải đáp] Đeo kính áp tròng đi bơi được không?

    Nếu bạn đang đeo kính áp tròng và được bạn bè rủ đi tắm biển hoặc đi bơi. Bạn sẽ có không ít thắc mắc về việc đeo kính áp tròng đi bơi được không? Đây không phải là thắc mắc của riêng bạn! Hãy cùng Kính mắt Anna giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

    Công dụng của kính áp tròng

    Đeo kính áp tròng có đi bơi được không là thắc mắc chung của nhiều người. Trước khi tìm hiểu kĩ về có nên đeo kính áp tròng đi bơi không, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về loại kính này nhé.

    Kính áp tròng (lens) là loại kính mềm, rất mỏng, được đưa trực tiếp vào trong mắt. Kính áp tròng có dáng tròn, ôm để có thể ôm sát vào giác mạc người dùng. Các loại lens có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoàn toàn đảm bảo được sự an toàn khi sử dụng.

    Công dụng của kính áp tròng

    Kính áp tròng là sản phẩm hỗ trợ các tật khúc xạ cho mắt

    Kính áp tròng giúp điều chỉnh các tật về khúc xạ cho mắt, được dùng thay thế cho các loại kính cận gọng thông thường. Với những người mắc các tật khúc xạ nhưng lại thích chơi các môn thể thao cần di chuyển nhiều như bóng đá, bóng chuyền, aerobic,… thì kính áp tròng chính là lựa chọn tuyệt vời nhất. Bởi chúng rất nhẹ, dễ dàng mang theo, dễ dàng sử dụng. 

    Bên cạnh đó, do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên kính áp tròng cũng được đầu tư nhiều hơn về kiểu dáng, mẫu mã. Giúp người dùng thoải mái, tự tin hơn trong công việc cũng như cuộc sống.

    Xem ngay: Hướng dẫn đeo kính áp tròng cực chi tiết cho người mới dùng 

    Đeo kính áp tròng đi bơi – Nên hay không?

    Trong nước hồ bơi và nước biển có rất nhiều vi sinh vật, vi khuẩn và các mầm bệnh tiềm ẩn có thể gây hại đến mắt. Kính áp tròng phải hút nước mắt để duy trì độ ẩm. Chúng là môi trường lí tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.

    Vì vậy khi đeo kính áp tròng để đi bơi, mắt bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, kích ứng hoặc bị đỏ mắt, kèm theo đó là tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

    Đeo kính áp tròng đi bơi - Nên hay không?

    Có nên đeo kính áp tròng đi bơi không?

    Kính áp tròng có công dụng chính là giúp mắt nhìn rõ hơn. Khi đeo lens để bơi, mắt sẽ nhìn rõ khung cảnh bên dưới nước, không bị vướng víu như khi đeo kính cận. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc về việc nhìn rõ hơn ở dưới nước với nguy cơ mắc nhiễm trùng mắt.

    Trên bề mặt kính áp tròng luôn có các lỗ li ti để thoáng khí. Khi tiếp xúc với nước hồ bơi hoặc nước sông, nước biển, các loại mầm bệnh hoặc vi khuẩn có thể bị kẹt lại ở các lỗ li ti này. Do đó bạn không nên đeo kính áp tròng đi bơi nhé!

    Xem ngay: [Góc giải đáp] Kính áp tròng giá bao nhiêu?

    Nếu phải đeo kính áp tròng đi bơi, cần làm gì để đảm bảo an toàn?

    Có nên đeo kính áp tròng đi bơi hay không thì câu trả lời đương nhiên là không nên. Nhưng trong một vài điều kiện đặc biệt, khi bạn cần có tầm nhìn tốt ở dưới nước thì việc đeo kính áp tròng đi bơi là điều không thể tránh khỏi.

    Nếu phải đeo kính áp tròng đi bơi, cần làm gì để đảm bảo an toàn?

    Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi phải đeo lens đi bơi?

    Bạn có thể tham khảo một vài tips sau để đảm bảo an toàn nhất cho đôi mắt của mình như:

    • Trang bị thêm kính bảo hộ: Bạn hãy chọn các mẫu kính bảo bộ vừa khít với mắt. Điều này sẽ có hiệu quả cao trong việc hạn chế nước tràn vào mắt. Nếu bạn là người thường xuyên phải đi bơi, bạn có thể cân nhắc chọn kính bảo hộ có độ cận để không phải đeo kính áp tròng khi xuống nước.
    • Ngay sau khi lên bờ, bạn cần nhanh chóng tháo lens ra. Sau đó tiến hành nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để làm sạch các bụi bẩn, vi khuẩn khỏi mắt và dưỡng mắt.
    • Dùng thuốc nhỏ mắt trước và sau khi bơi để hạn chế tình trạng khô mắt. Tuyệt đối không nhỏ mắt bằng nước muối sinh lí hoặc các loại thuốc nhỏ mắt có muối. Tốt nhất là dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho mắt đeo lens.
    • Sau khi tháo lens khỏi mắt, cần bảo quản ngay trong nước ngâm. Thời gian ngâm lens trong nước phải từ 24h trở lên để đảm bảo lens sạch sẽ để có thể sử dụng tiếp trong lần sau.
    • Bạn có thể mua các mẫu kính áp tròng 1 ngày nếu không thường xuyên đi bơi. Sau khi sử dụng kính 1 ngày bạn có thể vứt luôn vào sọt rác mà không cần phải làm vệ sinh lens.

    Xem ngay: Mua kính áp tròng ở đâu tốt? Ghé ngay Kính mắt Anna!

    Kính áp tròng nên được dùng như thế nào?

    Để đảm bảo được độ bền của kính áp tròng và sức khỏe đôi mắt, bạn cần xem qua một số cách sử dụng và bảo quản kính áp tròng như:

    • Dụng cụ đựng nước ngâm hoặc các dụng cụ giúp đeo kính áp tròng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ.
    • Thay nước ngâm lens sau tối đa 2 ngày sử dụng. Nếu nước ngâm có nhiều bụi bẩn, cần thay nước mới ngay.
    • Trước khi đeo lens nên rửa tay sạch sẽ, các dụng cụ đeo cũng cần được làm sạch trước khi đeo lens lên mắt.
    • Cần dùng kính mát để chắn bụi khi ra đường. Vì bụi bay vào mắt đang đeo lens có thể dẫn đến các tình trạng như đau mắt, đỏ mắt,…
    • Luôn khám mắt theo định kì (6 tháng/lần) để theo dõi được sức khỏe của mắt.
    • Cần chọn lựa các địa chỉ kinh doanh lens có uy tín để mua được sản phẩm chất lượng tốt.

    Mong rằng bài viết này của Kính mắt Anna đã giải đáp được thắc mắc đeo kính áp tròng đi bơi được không của bạn. Kính mắt Anna là cơ sở chuyên kinh doanh các mẫu kính cận có gọng và kính áp tròng chất lượng, xuất xứ rõ ràng và giá thành phải chăng. Cùng với hệ thống hơn 30 cửa hàng khắp cả nước, Kính mắt Anna tự tin mình có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

    Xem ngay: Phân loại các loại kính áp tròng trên thị trường

    KinhMatAnna

    Kính mắt Anna là thương hiệu kính mắt lớn được nhiều người biết đến, đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Kính mắt Anna sẽ mang tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về tư vấn chọn kính đẹp và các bệnh về mắt, giúp bạn đọc tự tin lựa chọn cho mình chiếc kính phù hợp nhất

    Bình Luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.