background
    BLOG
    Tháng Tám 27, 2023

    KinhMatAnna

    [Giải đáp] Đeo lens bị đỏ mắt: Nguyên nhân do đâu và cách hạn chế hiệu quả

    Việc đeo kính áp tròng không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên việc đeo lens bị đỏ mắt là vấn đề khiến nhiều người e ngại sử dụng kính áp tròng. Vậy vì sao đeo lens bị đỏ mắt? Làm gì khi đeo kính áp tròng bị đỏ mắt? Hãy cùng Kính mắt Anna tìm hiểu ngay và áp dụng các biện pháp để phòng ngừa.

    Vì sao đeo lens bị đỏ mắt?

    Đeo các loại kính áp tròng sai cách rất dễ làm mắt bị tổn thương. Dưới đây là một vài nguyên nhân làm mắt bị đỏ khi đeo kính áp tròng mà có thể bạn đã mắc phải:

    Mắt của bạn bị khô: 

    Nước mắt sẽ bôi trơn nhãn cầu và rửa trôi dị vật trong mắt mỗi khi bạn chớp mắt. Khi đeo kính áp tròng, các loại kính này sẽ hút nước mắt nhằm duy trì độ mềm cho kính. Vì vậy nên mắt sẽ bị khô, dễ đỏ mắt cũng như nhiễm khuẩn. Các loại bụi bẩn bám trong mắt và không được nước mắt rửa trôi có thể khiến mắt bạn bị giảm tầm nhìn và bị mờ.

    Dị ứng: 

    Nếu bạn dễ dị ứng thì mắt rất dễ bị kích ứng khi dùng kính áp tròng. Kính áp tròng rất dễ dính các loại bụi li ti cũng như phấn hoa. Vì vậy kính có thể khiến tình trạng dị ứng nặng hơn, làm mắt bị đỏ hoặc rát khi đeo lens. Nước ngâm lens và thành phần thấu kính cũng làm bạn bị dị ứng.

    Thiếu oxy: 

    Mắt cần được cung cấp thêm oxy từ không khí. Khi dùng kính áp tròng, mắt có thể bị giảm khả năng hấp thụ oxy. Dẫn đến các vấn đề như mắt bị viêm, mỏi, khô hoặc đỏ. Tình trạng này sẽ xảy ra khi thời gian đeo lens quá lâu, mắt bị thiếu dưỡng ẩm hoặc dùng lens có chất lượng kém. Độ dày của lens cũng tùy theo độ cận của bạn. Độ cận càng cao, lens càng dày và lượng oxy đến mắt cũng bị hạn chế hơn. 

    Đeo kính qua đêm: 

    Các mẫu kính áp tròng không được khuyến khích đeo qua đêm. Vì vậy nếu bạn quên tháo ra và đi ngủ, sáng hôm sau mắt có thể bị đỏ, cộm hoặc viêm kết mạc.

    Vì sao đeo lens bị đỏ mắt?

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt bị đỏ khi đeo kính áp tròng

    Xem ngay: Phân loại các loại kính áp tròng trên thị trường

    Cách hạn chế tình trạng đeo lens bị đỏ mắt

    Khi đã biết được nguyên nhân mắt bị đỏ khi đeo kính áp tròng, chúng ta cần có cách hạn chế tình trạng này một cách hiệu quả:

    • Các mẫu lens mới mua về nên được ngâm trong dung dịch chuyên dụng từ 6 đến 8 tiếng. Sau đó mới được sử dụng.
    • Luôn giữ tay sạch sẽ trước khi đeo lens. Hạn chế để móng tay sắc nhọn hoặc móng tay dài vì có thể làm tổn thương đến mắt hoặc tích tụ vi khuẩn trong móng tay. Khuyến khích dùng các dụng cụ đeo lens chuyên dụng để đảm bảo quá trình đeo lens được vệ sinh nhất.
    • Hạn chế đeo lens khi trong không khí có nhiều bụi hoặc đang ở nơi có nhiệt độ cao.
    • Sau khi tháo lens ra khỏi mắt, cần vệ sinh kĩ lưỡng và bảo quản chúng trong dung dịch ngâm chuyên dụng. Các vật đựng lens cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ. Nước ngâm nên được thay mới 2 ngày 1 lần để hạn chế việc sinh sôi của các loại vi khuẩn trong lens.
    • Nên thường xuyên nhỏ nước nhỏ mắt để giúp mắt được thư giãn và đặc biệt là không bị khô.

    Cách hạn chế tình trạng đeo lens bị đỏ mắt

    Nên làm gì để hạn chế tình trạng đeo lens bị đỏ mắt?

    Ngoài các cách đã nêu bên trên, bạn cũng cần chọn loại lens nào phù hợp nhất với đôi mắt mình. Bạn có thể đến các bệnh viện hoặc các phòng khám mắt uy tín như Kính mắt Anna để được đo độ cận, độ viễn, đường kính mắt,… từ đó chúng tôi sẽ đề xuất loại lens phù hợp để chúng có thể bảo vệ tốt nhất cho đôi mắt của bạn, hạn chế tối đa tình trạng đeo kính áp tròng bị đỏ mắt. 

    Kính mắt Anna ngoài kinh doanh các mẫu kính có gọng vẫn có kinh doanh kính áp tròng có độ cận và không độ. Đảm bảo phù hợp với tiêu chí của khách hàng: phục vụ chu đáo, nhân viên nhiệt tình, giá thành phải chăng và chất lượng sản phẩm tốt.

    Xem ngay: Mách bạn cách sử dụng và bảo quản kính áp tròng tốt nhất

    Đeo lens bị đỏ mắt thì phải làm sao?

    Đỏ mắt khi đeo lens không phải là việc hiếm gặp. Vì vậy bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi gặp tình trạng này nhé. Bạn nên làm các bước sau để kiểm tra sơ qua tình trạng của mình:

    Kiểm tra vấn đề vệ sinh có được đảm bảo hay không: 

    Khay đựng lens đã được rửa và ngâm chưa, thời gian rửa khay cách đây bao lâu? Nước ngâm lens có được thay sau 2 ngày chưa? Khi đeo hoặc tháo lens, tay bạn đã rửa sạch chưa?… Nếu do vấn đề vệ sinh chưa được đảm bảo, bạn có thể vệ sinh lại toàn bộ dụng cụ, tháo kính áp tròng ra, để mắt nghỉ ngơi và thử đeo lại vào hôm sau.

    Kiểm tra độ cong của kính

    Nếu đã đảm bảo các quy trình vệ sinh nhưng vẫn gặp tình trạng đeo kính áp tròng bị đỏ mắt, bạn có thể kiểm tra lại phần độ cong của kính xem có phù hợp với mắt hay không. Bạn cũng có thể chọn lại một đôi lens mới có độ cong phù hợp và tiến hành thử lại.

    Khám bác sĩ chuyên khoa

    Nếu tình trạng đau của mắt trở nên nghiêm trọng hơn, bạn không nên tiếp tục sử dụng và cấn tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt.

    Đeo lens bị đỏ mắt thì phải làm sao?

    Đeo lens bị đỏ mắt thì phải làm sao?

    Trên đây Kính mắt Anna đã tổng hợp dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm sử dụng của nhiều khách hàng. Mong rằng đeo kính áp tròng bị đỏ mắt không còn là nỗi lo lắng của bạn nữa. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin gì, bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

    Xem ngay: [Giải đáp] Đeo kính áp tròng cận có hại mắt không?

    KinhMatAnna

    Kính mắt Anna là thương hiệu kính mắt lớn được nhiều người biết đến, đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Kính mắt Anna sẽ mang tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về tư vấn chọn kính đẹp và các bệnh về mắt, giúp bạn đọc tự tin lựa chọn cho mình chiếc kính phù hợp nhất

    Bình Luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.