background
    BLOG
    Tháng Năm 20, 2024

    KinhMatAnna

    Đeo kính bị đau vành tai | Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

    Tình trạng đeo kính bị đau vành tai thường bắt gặp ở nhiều bạn. Nhất là với những bạn mới bắt đầu sử dụng kính lần đầu hoặc đeo thường xuyên. Việc cộm ở tai, đau tai thường gây cảm giác khó chịu cho nhiều bạn. Vậy nên để khắc phục tình trạng đeo kính bị đau vành tai một cách hiệu quả bạn hãy theo chân cùng Kính Mắt ANNA trong bài viết dưới nhé!

    Nguyên nhân đeo kính bị đau vành tai

    Nguyên nhân đeo kính bị đau vành tai?
    Nguyên nhân đeo kính bị đau vành tai?

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vành tai bị đau nhức khi đeo kính thường xuyên và lâu dài. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp ở mọi người: 

    Đeo kính bị đau vành tai: Mắt kính bị chật

    Nguyên nhân đầu tiên khiến việc đau vành tai xảy ra là do mắt kính, gọng kính bị chật. Với những chiếc kính quá chật so với khuôn mặt bạn sẽ khiến phần đuôi của kính tì mạnh vào vành tai. Việc đó không chỉ làm tai bạn đỏ lên mà còn khiến cho bạn cảm thấy đau và khó chịu. 

    Ngoài ra, đeo mắt kính chật còn ảnh hưởng đến việc lưu thông máu và dẫn đến đau nhức đầu.

    Đeo kính bị đau vành tai: Trọng lượng kính quá nặng

    Mắt kính dày khiến cho trọng lượng kính nặng hơn
    Mắt kính dày khiến cho trọng lượng kính nặng hơn

    Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến đau vành khi đeo kính đó là độ dày của mắt kính. Với những bạn bị cận nặng thì trọng lượng ở mắt kính càng lớn, áp lực ở hai sườn vành tai càng nhiều. Điều này khiến cho việc đau vành tai xảy ra thường xuyên hơn. 

    Vấn đề này thường được giải quyết bằng cách đeo kính áp tròng trong suốt. Hoặc bạn có thể sử dụng mắt kính có chiết suất cao để giảm được trọng lượng của kính.

    Dị ứng với chất liệu kính

    Việc dị ứng với chất liệu kính thường xảy ra ở các bạn có làn da nhạy cảm khi sử dụng kính được làm bằng chất liệu niken, kim loại, thép không gỉ,… Các chất liệu này có thể khiến cho làn da của bạn dễ xuất hiện các vết mẩn đỏ, gây ngứa và đau rát.

    Xương chũm quá nhạy cảm

    Ở các bạn nhỏ, vì chưa phát triển hoàn thiện nên phần xương chũm ở sau tai các bé thường khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nên việc đeo kính trong vài giờ liên tục sẽ khiến cho bé khó chịu và đau nhức ở quanh vùng vành tai.

    Cách khắc phục đeo kính bị đau vành tai hiệu quả

    Để cải thiện được tình trạng đeo kính bị đau vành tai, bạn có thể xem xét và thử một trong những cách sau:

    Điều chỉnh càng kính

    Với các gọng kính được làm bằng nhựa, bạn có thể điều chỉnh kính bằng cách nới rộng càng kính chỉ với 2 bước:

    Điều chỉnh gọng kính bằng nhựa
    Điều chỉnh gọng kính bằng nhựa
    • Bước 1: Bước đầu bạn cần ngâm gọng kính vào nước nóng (không dùng nước sôi) trong 3 – 4 phút hoặc sử dụng máy sấy để làm mềm gọng. Việc này giúp bạn có thể dễ dàng điều chỉnh gọng kính.
    • Bước 2: Tiếp đến, bạn bẻ nhẹ nhàng hai phần càng ra ngoài sao cho phù hợp với khuôn mặt và khi đeo lên cảm thấy thoải mái nhất.

    Lưu ý: Vì bên trong mặt kính được phủ rất nhiều lớp phủ công nghệ cao như lớp chống trầy, lớp chống uv, lớp chống ánh sáng xanh… Mà các lớp này lại dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Nên khi ngâm nước hoặc sấy gọng kính bạn cần bảo vệ lớp mặt kính tốt để tránh làm giảm chất lượng của mắt kính.

    Xem ngay: Ánh sáng xanh là gì? Tác hại của ánh sáng xanh?

    Điều chỉnh gọng kính bằng kim loại
    Điều chỉnh gọng kính bằng kim loại

    Với các gọng kính được làm bằng kim loại bạn cần phải chuẩn bị một chiếc kìm chỉnh kính chuyên dụng và thực hiện với 2 bước sau:

    • Bước 1: Dùng một tay giữ chặt phần mắt kính rồi dùng kìm chỉnh kính chuyên dụng kẹp chặt vào phần đầu của càng kính.
    • Bước 2: Nắn nhẹ phần gọng kính hướng ra ngoài. Ở bước này bạn nên nắn một cách từ từ cho đến khi đeo mắt kính lên cảm thấy thoải mái nhất.

    Lưu ý: Vì việc nắn chỉnh kính kim loại có thể khiến cho kính bị gãy mối hàn nếu bạn không cẩn thận. Nên với cách chỉnh gọng kính bằng kim loại, Kính mắt ANNA khuyến nghị bạn nên mang đến cửa tiệm để nhờ thợ kính khắc phục.

    Gắn đệm kính

    Gắn đệm bọc cho đuôi gọng kính để hạn chế việc đeo kính bị đau vành tai
    Gắn đệm bọc cho đuôi gọng kính để hạn chế việc đeo kính bị đau vành tai

    Trong trường hợp gọng kính đã vừa khít với khuôn mặt bạn. Hay chất liệu kính cũng không gây dị ứng nhưng khi đeo vẫn bị đau vành tai. Thì bạn nên thử thay đổi bằng cách gắn đệm bọc đuôi kính. Việc này sẽ giúp cho bề mặt gọng kính tiếp xúc với tai bạn cảm giác mềm mại hơn.

    Thay kính mới

    Sau khi thử cả 2 cách trên mà bạn vẫn cảm thấy không hiệu quả. Thậm chí không khắc phục được thì cách tốt nhất là bạn nên chọn mua lại một chiếc kính mới. Để phần gọng kính không khiến cho bạn phần kém thoải mái và tránh được việc đau nhức  ở vùng vành tai.

    Thử dùng kính áp tròng

    Sử dụng kính áp tròng thay thế kính mắt cận
    Sử dụng kính áp tròng thay thế kính mắt cận

    Dùng kính áp tròng thay cho kính mắt là một lựa chọn tối ưu, nếu việc đeo kính mắt gây khó chịu cho bạn. Ngày nay, xu hướng dùng kính áp tròng thay thế cho kính mắt khá là phổ biến và thuận tiện. Lưu ý rằng, bạn nên mua kính áp tròng ở những địa chỉ uy tín để được tư vấn một cách tốt nhất.

    Xem ngay: Top 5 cửa hàng kính áp tròng chất lượng tốt nhất hiện nay.

    Trên đây là bài viết của kính mắt ANNA về nguyên nhân và cách khắc phục việc đeo kính bị đau vành tai hiệu quả. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể có thêm cho mình những thông tin hữu ích.

    Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua kính mắt hoặc chưa lựa chọn được gọng kính nào phù hợp. Thì đừng quên ghé qua Kính Mắt ANNA để có thêm nhiều sự lựa chọn cho bản thân.

    • Hotline: 0966886634
    • Website : https://kinhmatanna.com/
    KinhMatAnna

    Kính mắt Anna là thương hiệu kính mắt lớn được nhiều người biết đến, đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Kính mắt Anna sẽ mang tới bạn đọc những kiến thức hữu ích về tư vấn chọn kính đẹp và các bệnh về mắt, giúp bạn đọc tự tin lựa chọn cho mình chiếc kính phù hợp nhất

    Bình Luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.